Trang chủ » Gốm sứ Thăng Long – tinh hoa vùng đất ngàn năm văn hiến

Gốm sứ Thăng Long – tinh hoa vùng đất ngàn năm văn hiến

Gốm sứ Thăng Long có tiền thân là một cơ sở sản xuất gốm sứ nhiều đời tại làng gốm Bát Tràng. Từ lâu đã luôn mang trong mình nét riêng đậm đà tinh hoa dân tộc, tinh hoa của vùng đất ngàn năm văn hiến. Mỗi sản phẩm ra đời từ Gốm sứ Thăng Long, đều mang chọn tính lịch sử, nét văn hóa từ mảnh đất nơi Hà Thành.

Làng gốm Bát Tràng hình thành từ thời nhà Lý theo như sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi. Sau từng ấy thời gian hình thành và phát triển, Bát Tràng luôn được đón nhận bởi gắn liền với vùng đất Thủ Đô. Mà trong mỗi sản phẩm là sự kết tinh từ tinh hoa dân tộc, từ vẻ đẹp thiên nhiên, vẻ đẹp con người, vẻ đẹp lịch sử và văn hóa. Từ đường nét hoa văn, tới hình ảnh sản phẩm và quá trình hình thành sản phẩm. Bởi vậy mà trong mỗi sản phẩm, người ta luôn nhìn thấy hồn của đất của người Việt Nam.

gốm sứ Thăng Long
Những thố bằng sứ màu sắc hiện đại tại Thăng Long ceramics

Đúng với việc người ta gán ghép nghề làm gốm với tinh hoa ngàn năm. Trước kia các sản phẩm của gốm sứ Thăng Long được sử dụng để tiến vua trong xã hội phong kiến, hay nó hiện diện trong những gia đình từ tầng lớp trung lưu trở lên. Để tạo nên một sản phẩm gốm thì những người thợ nơi đây phải rất tỉ mỉ từ khâu lựa chọn nguyên liệu, công thức pha trộn đất cho đến thời gian và nhiệt độ nung gốm đều theo một tiêu chuẩn nhất định mà người Bát Tràng đặt ra từ nhiều năm nay. Đặc biệt hơn toàn bộ họa tiết trên các sản phẩm đều được làm nên từ chính bàn tay của những người dân đất Việt. Mỗi một đường nét là mỗi một niềm tự hào về việc gìn giữ nghề gốm ngàn đời nay.

Tất nhiên, việc lưu giữ được tinh hoa ngàn năm vào trong một sản phẩm không đơn giản. Bởi thời kỳ công nghiệp hóa, chạy đua cuộc sống công nghiệp, rất nhiều làng nghề truyền thống đã không tồn tại được. Tuy nhiên gốm sứ Bát Tràng vẫn có những đặc điểm làm mê mẩn người thích đồ gốm và sản phẩm thủ công. Một cái chén, hay một cái bình, đều luôn được gia công tỉ mỉ từ tay người thợ gốm. Từng nét vẽ đều được thêu dệt nên từ những người nghệ nhân, không dùng bất kì một phương pháp in ấn hiện đại nào. Hiểu được giá trị riêng của sản phẩm gốm, Gốm sứ Thăng Long luôn giữ gìn được tinh hoa văn hóa  lịch sử, bởi luôn tuân theo quy trình sản xuất gốm từ ngàn đời nay.

gốm sứ của Thăng Long
Đáp ứng nhu cầu của cuộc sống hiện đại Thăng Long cũng không ngừng đổi mới trong mẫu mã sản phẩm

Kinh nghiệm truyền đời của dân làng gốm Bát Tràng là “Nhất xương, nhì da, thứ ba dạc lò”, một hiện vật gốm không khác nào một cơ thể sống, một vũ trụ thu nhỏ trong đó có sự kết hợp hài hòa của Ngũ hành (五行) là kim (金), mộc (木), thuỷ (水), hoả (火) và thổ (土). Sự phát triển của nghề nghiệp được xem như là sự hanh thông của Ngũ hành mà sự hanh thông của Ngũ hành lại nằm trong quá trình lao động sáng tạo với những quy trình kĩ thuật chặt chẽ, chuẩn xác. Trước tiên khâu chọn, sau đó xử lý và pha chế đất, tạo dáng, tạo hoa văn, phủ men, và cuối cùng là nung sản phẩm. Mỗi khâu lại là một quá trình nhỏ, mỗi một quá trình nhỏ ấy bao gồm vẻ đẹp tinh hoa ngàn năm.

Để giữ được trọn vẹn cái tinh hoa, người nghệ nhân gốm luôn gửi cái Tình vào đó. Đối với họ đó không chỉ là chiếc chén, chiếc bát bình hoa đơn giản  mà còn là cả tâm huyết, là đứa con tinh thần. Giá trị vẻ đẹp luôn được gốm sứ Thăng Long đặt lên hàng đầu,  sau đó là giá trị vật chất. Việc trang trí một bình hoa hay cái chén, đều đi theo năm tháng. Các họa tiết được chọn kĩ càng, phù thời hợp, chẳng hạn thời nhà Lý- Trần kết hợp chạm nổi, vẽ men lam hoa lá, còn thế kỉ 19  lại là những con rồng- biểu tượng của mảnh đất ngàn năm văn hiến…Và thâu tóm lại vẻ đẹp của gốm sứ chính là vẻ đẹp tinh hoa từ ngàn đời nay.

Gốm sứ Thăng Long luôn tự hào là thương hiệu cung cấp các giá trị sản phẩm như chén, bát,…lâu năm. Không chỉ để phục  vụ khách hàng  vào mục đích ăn uống, mà còn về mục đích giá trị tinh thần. Bất cứ người con xa quê nào khi mang  đi một sản phẩm từ Thăng  Long luôn tự hào rằng đó là nét tinh hoa ngàn năm văn hiến, rằng nó nhắc nhở đến cội nguồn xa xưa. Và mỗi một người con đất Việt khi cầm sản phẩm trên tay cũng tự hào về truyền thống, về vẻ đẹp văn hóa, con người được truyền tải vào , hòa quyện đến từng chi tiết nhỏ.

 

 

 

 

 

Tin Liên Quan