Trong thế giới đầy màu sắc của nghệ thuật gốm sứ Việt Nam, gốm Chu Đậu và gốm Bát Tràng nổi bật như hai viên ngọc quý, mỗi loại mang một vẻ đẹp và giá trị riêng biệt. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu một số tiêu chí giúp bạn phân biệt điểm khác nhau giữa hai loại gốm. Từ đó, có thể chọn lựa sản phẩm phù hợp với không gian sống của bạn hoặc làm quà tặng.
Gốm Chu Đậu và gốm Bát Tràng có nhiều điểm khác biệt như xuất xứ, men gốm, kỹ thuật nung,…
Gốm Chu Đậu | Gốm Bát Tràng | |
Xuất xứ | Chu Đậu, Nam Sách, Hải Dương | Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội |
Chất liệu | Đất sét | Đất sét |
Men gốm | 4 loại men: men nâu, men ngọc, men trắng, men lục | 5 loại men: Men lam, men nâu, men trắng, men xanh rêu, men rạn. |
Kỹ thuật nung |
|
|
Kỹ thuật vẽ |
|
|
Họa tiết trang trí |
|
Hình rồng, hình phượng, hình cánh sen, hình hoa, phong thủy… |
Màu sắc | Đa dạng màu sắc nổi bật: Trắng, xanh dương, đỏ, nâu,… | Chủ yếu là màu sắc thanh nhã như màu trắng, màu ngà,… |
Ý nghĩa |
|
|
Sản phẩm chính |
|
|
Giá thành | Giá thành cao hơn so với mặt bằng chung do mang giá trị lịch sử cao. | Giá thành phải chăng, phù hợp với đa số người tiêu dùng. |
Điểm chung duy nhất giữa gốm Chu Đậu và gốm Bát Tràng là sử dụng đất sét tự nhiên làm nguyên liệu chính. Phần đất sét sẽ được tạo hình và nung ở nhiệt độ cao để tạo ra thành phẩm.
Bên cạnh đó, hai sản phẩm này có 8 điểm khác biệt cực kì nổi bật về xuất xứ, men gốm, kỹ thuật nung, kỹ thuật vẽ, họa tiết trang trí, màu sắc, sản phẩm chính và giá thành sản phẩm. Cùng Gốm sứ Thăng Long theo dõi các thông tin dưới đây để phân biệt hai loại gốm này và lựa chọn cho mình sản phẩm phù hợp với nhu cầu của bạn nhé!
1. Xuất xứ: gốm Bát Tràng – Hà Nội, gốm Chu Đậu – Hải Dương
Cả hai loại gốm trên đều có nguồn gốc từ vùng Đồng bằng sông Hồng, nơi nổi tiếng với những làng nghề truyền thống lâu đời và giàu giá trị văn hóa.
Làng gốm Bát Tràng nằm ở huyện Gia Lâm – HN, là điểm du lịch nổi tiếng của thành phố (ảnh: Internet)
Bát Tràng (Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội)
- Thời gian ra đời: Gốm Bát Tràng là thương hiệu lâu đời hơn gốm Chu Đậu. Nghề gốm ở Bát Tràng bắt đầu từ thời nhà Lý và nổi tiếng từ thời kỳ nhà Trần. Đến thế kỷ 15 và 16, làng gốm Bát Tràng phát triển mạnh mẽ và trở thành một trong những trung tâm sản xuất gốm lớn nhất ở miền Bắc Việt Nam.
Chu Đậu (Chu Đậu, Nam Sách, Hải Dương)
- Thời gian ra đời: Nghề làm gốm làng Chu Đậu bắt nguồn từ thời kỳ nhà Trần (thế kỷ 13-14) ở làng Chu Đậu, thuộc xã Nam Sơn, huyện An Dương, tỉnh Hải Dương, nằm cách Hải Phòng khoảng 20km về phía tây nam
Làng gốm Chu Đậu thuộc tỉnh Hải Dương, ít nổi tiếng hơn làng gốm Bát Tràng (ảnh: Internet)
2. Men gốm
Gốm Bát Tràng chủ yếu sử dụng phổ biến 5 loại men phổ biến đó là men lam, men trắng, men nâu, men rạn và men xanh rêu. Men trên gốm sứ Bát Tràng thường có độ mịn, bóng và chiều sâu, giúp sản phẩm trở nên bắt mắt, không bám bẩn trong quá trình sử dụng.
Trong khi đó, gốm Chu Đậu sử dụng 4 loại men chính men nâu, men ngọc, men trắng, men lục. Lớp men của gốm Chu Đậu vô cùng đặc biệt, được làm từ tro trấu. Người ta sẽ đốt vỏ của hạt lúa vàng (trấu) thành tro, sau đó chiết xuất thành men gốm, vì thế mà gốm Chu Đậu thường mang màu trắng hơi ngả vàng rất đặc trưng.
Lớp men của gốm Chu Đậu được làm hoàn toàn từ tự nhiên nên rất an toàn khi sử dụng. Đặc biệt, lớp men này đã được Tổ chức kỷ lục Việt Nam công nhận là dòng men thiên nhiên độc bản Việt Nam.
Đặc điểm dễ thấy nhất của gốm Chu Đậu là chất gốm có màu trắng hơi ngả vàng
3. Kỹ thuật nung
Nhiệt độ nung của gốm Chu Đậu rất cao từ 1250. Khác với các loại gốm khác được trộn với phụ gia để làm giảm nhiệt độ nung, tiết kiệm chi phí, gốm Chu Đậu được nung với nhiệt độ cao để gia tăng độ bền của sản phẩm gốm. Chính vì vậy, các sản phẩm gốm Chu Đậu thường được làm quà tặng, đồ gia dụng và hàng xuất khẩu.
Gốm Bát Tràng có nhiệt độ nung từ 800, nhiệt độ nung thấp hơn gốm Chu Đậu nhưng vẫn đảm bảo tạo được độ cứng và bóng cho sản phẩm. Các sản phẩm gốm Bát Tràng được nung trong nhiều loại lò như lò gas, lò điện, lò bầu tùy thuộc vào loại men gốm, hình dạng, kích thước,…tính chất của sản phẩm.
4. Kỹ thuật vẽ
Gốm Chu Đậu được tạo hình bằng cách vuốt tay, sau đó chuyển qua nghệ nhân vẽ mộc, một số sản phẩm tinh xảo hơn được nghệ nhân vẽ vàng. Mỗi hoa văn của gốm Chu Đậu đề cao tinh thần dân tộc và các văn hóa truyền thống, lịch sử, tôn giáo Việt Nam. Với nét vẽ tinh xảo mang đậm dấu ấn xưa như tranh cá chép, hoa sen, bát mã truy phong,…. gốm Chu Đậu rất hợp để lựa chọn làm quà tặng đối tác, khách hàng.
Gốm Bát Tràng thường sử dụng kỹ thuật in nặng lửa – , sử dụng men lụa in trên tấm decal yến, sau đó đặt những tấm decal lên các sản phẩm gốm sứ chưa được tráng men, tráng một lớp men, nung để hình ảnh hiện lên dần dần. Đây là kỹ thuật in cho những sản phẩm gốm công nghiệp được sản xuất với số lượng lớn, giá thành tiết kiệm. Ngoài ra, làng gốm Bát Tràng vẫn bảo tồn kỹ thuật vẽ tay từ các nghệ nhân gốm cho các dòng sản phẩm trung và cao cấp.
Bình hút lộc Bât Tràng
5. Họa tiết trang trí
Gốm Bát Tràng đặc trưng với kiểu trang trí hoa văn chìm nổi sống động như hình hoa hay cánh sen được làm từ đôi bàn tay nghề điêu luyện của các nghệ nhân làm gốm Bát Tràng giàu kinh nghiệm. Những sản phẩm nổi bật của gốm Bát Tràng thường được kể đến như bát, ấm chén, bát hương, đồ vật phong thủy, trang trí…
Xem thêm: Các sản phẩm sứ hoa văn Bát Tràng (https://gomsuthanglong.com/su-hoa-van/)
Trong khi đó, họa tiết của gốm Chu Đậu lại thiên về những họa tiết khắc họa đậm nét đời sống hàng ngày của người dân Việt Nam. Những họa văn hay xuất hiện trên các sản phẩm gốm Chu Đậu thường là hình tứ quý, hoa sen, hoa cúc, hình non bộ, hình cá, rùa,…
6. Màu sắc
Gốm Bát Tràng thường được biết đến với màu sắc trắng sáng hoặc kem nhạt với những họa tiết có màu sắc rực rỡ như xanh dương, đỏ và vàng, tạo nên sự sinh động và độc đáo.
Đối với gốm Chu Đậu, loại gốm đến từ Hải Dương này lại mang đến một thế giới màu sắc đa dạng hơn. Từ trắng sáng, kem nhạt đến xám, nâu và đen, màu sắc của Chu Đậu thường đậm chất truyền thống và mộc mạc. Cùng với đó, các họa tiết trên gốm Chu Đậu thường mang màu sắc của đất trời, của lá cây và của đồng ruộng, tạo nên sự gần gũi và thân thuộc.
Vẻ đẹp mộc mạc của hoa văn trên sản phẩm gốm Chu Đậu
7. Sản phẩm chính
Cả hai loại gốm đều có các sản phẩm (Liệt kê) tuy nhiên gốm Bát Tràng phổ biến hơn với các sản phẩm sử dụng trong đời sống hàng ngày như bộ bát đĩa, bộ cốc chén còn gốm Chu Đậu nôi tiếng với các sản phẩm làm quà tặng như bình hút lộc, bình hoa,…
- Bát Tràng có nhiều loại sản phẩm khác nhau, từ đồ gia dụng, đồ trang trí đến đồ thờ cúng.
- Chu Đậu tập trung sản xuất đồ thờ cúng và đồ trang trí, ít sản xuất đồ gia dụng.
Có thể bạn quan tâm:https://gomsuthanglong.com/su-trang/ly-su/
Bình gốm là một trong những sản phẩm đặc trưng của gốm Bát Tràng
8. Giá thành
Gốm Bát Tràng có giá thành phải chăng, phù hợp với đa số người tiêu dùng, bởi vì:.
- Gốm Bát Tràng sử dụng nguồn nguyên liệu chính là đất sét cao lanh được khai thác tại địa phương. Nguồn nguyên liệu này dồi dào, dễ khai thác và giá thành rẻ.
- Gốm Bát Tràng áp dụng kỹ thuật sản xuất truyền thống, kết hợp với kỹ thuật hiện đại để tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm chi phí.
- Làng gốm Bát Tràng có quy mô sản xuất lớn, với nhiều nhà lò và xưởng sản xuất, tạo ra sự cạnh tranh cao, giúp giảm giá thành sản phẩm.
Gốm Chu Đậu có giá thành cao hơn so với gốm Bát Tràng, bởi vì:.
- Gốm Chu Đậu sử dụng loại đất sét đặc biệt được khai thác tại địa phương, có độ dẻo, mịn và khả năng chịu nhiệt cao hơn so với đất sét thông thường. Loại đất sét này tạo nên sản phẩm gốm Chu Đậu có độ bền cao, ít nứt vỡ và có khả năng chống thấm nước tốt.
- Gốm Chu Đậu được sản xuất thủ công hoàn toàn, đòi hỏi tay nghề cao của nghệ nhân. Các công đoạn từ nhào nặn, tạo hình, trang trí đến nung đều được thực hiện thủ công tỉ mỉ.
- Các sản phẩm gốm Chu Đậu thường được chế tác cầu kỳ, tinh xảo, thể hiện sự sang trọng và đẳng cấp.
- Gốm Chu Đậu hướng đến thị trường cao cấp, với mức giá cao hơn dành cho những người yêu thích và sưu tầm gốm sứ.
9. Tư vấn: Lựa chọn gốm Chu Đậu hay gốm Bát Tràng
Từ những điểm giống và khác nhau kể trên, bạn có thể xem xét những khía cạnh sau để đưa ra quyết định lựa chọn gốm Chu Đậu hoặc Bát Tràng:
- Sở thích về thiết kế và phong cách: Nếu bạn ưa thích vẻ đẹp mộc mạc, đậm chất dân dã, gốm Chu Đậu phản ánh điều này. Trái lại, nếu bạn thích những họa tiết phong phú, đa dạng và màu sắc tươi sáng, bạn có thể lựa chọn gốm Bát Tràng
- Mục đích sử dụng: Không thể bỏ qua gốm Bát Tràng khi bạn cần sản phẩm để sử dụng hàng ngày trong nhà bếp hoặc trang trí không gian sống hiện đại của bạn. Trong khi đó, với giá thành cao và tính văn hóa thuần Việt, gốm Chu Đậu là chọn lựa tuyệt vời để làm quà tặng cho đối tác và người yêu lịch sử
- Chất lượng và độ bền: Thật khó để nói Gốm Bát Tràng hay Chu Đậu có chất lượng cao hơn. Tuy nhiên từ nhiệt độ nung ta có thể thấy gốm Chu Đậu được nung ở nền nhiệt cao và biên độ thay đổi nhỏ nên có chất lượng tốt và đồng đều. Mặt khác, gốm Bát Tràng được nung từ nhiệt thấp (800 độ) đến nhiệt cao (1300 độ) dẫn đến chất lượng không đồng đều. Nếu không lựa chọn cẩn thận bạn có thể chọn phải sản phẩm gốm Bát Tràng có chất lượng thấp và không an toàn
Hy vọng qua bài viết bạn đã có được cái nhìn tổng quan và đầy đủ về hai dòng sản phẩm gốm sứ đặc sắc này. Cuối cùng, dù bạn chọn gốm Bát Tràng hay gốm Chu Đậu thì hãy nhớ nghiên cứu và lựa chọn các sản phẩm có thương hiệu và phù hợp với nhu cầu của bản thân.
Đừng quên ghé thăm website Gốm sứ Thăng Long của chúng tôi để đọc thêm các bài viết về gốm sứ hoặc tham khảo các sản phẩm chất lượng với giá thành phải chăng nhé!